Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

I – Tổng quan về bệnh rôm sảy ở trẻ 

Bé bị nổi sảy ngứa là tình trạng không hiếm gặp. Tuy chỉ là bệnh ngoài da lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, nổi sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra các hệ lụy xấu tới sức khỏe của trẻ.

Do đó, việc nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ nguy hiểm khi trẻ trẻ bị nổi sảy là điều vô cùng quan trọng các mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ.

1. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ bị rôm sảy khi thời tiết oi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm sảy sẽ tự lặn hết và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy bị nhiễm khuẩn trở thành mụn mủ và nhọt.

2. Vì sao trẻ sơ sinh bị rôm sảy?

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị rôm sảy trong đó có cả trẻ sơ sinh. Những đám rôm sảy xuất hiện tại vị trí các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

Thêm vào việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ khiến em bé sơ sinh bị rôm sảy.

Tại sao bé bị rôm sảy?

Chúng ta cần biết rằng hoạt động chuyển hóa của trẻ rất mạnh, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, chúng ta cảm thấy lạnh nhưng chúng lại bị nóng.

Hơn nữa, chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành dễ dẫn đến rôm sảy trẻ sơ sinh nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và do ủ bé quá kỹ gây nóng bí.

3. Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy 

– Trên da trẻ xuất hiện các nốt sần nhỏ màu hồng, có mụn nước, đôi khi có mụn mủ trắng mọc xen kẽ. Các nốt rôm sảy mọc lấm tấm hoặc mọc thành từng đám dày đặc trên cơ thể bé.

– Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như đầu, ngực, vai, cổ, lưng cũng như các nếp gấp, ngấn.

– Trẻ em bị rôm sảy thường ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc.

– Những nốt rôm sảy có thể bị trầy xước do trẻ gãi nhiều hoặc quần áo cọ vào.

4. Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Rôm sảy tuy là bệnh lành tính, dễ khỏi tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ nếu không điều trị sớm và đúng cách:

– Trẻ ăn không ngon ngủ không yên do ngứa rát vùng da trẻ em nổi rôm sảy lâu ngày khiến trẻ cáu kỉnh, chán ăn, chậm tăng cân.

–  Nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông

5. Trẻ bị rôm sảy bao lâu thì khỏi?

Rôm sảy ở trẻ có thể tự hết trong một vài ngày. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng, kéo dài đến vài tuần. Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi để giảm khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. 

Nên chọn loại kem bôi an toàn cho trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có cách trị rôm sảy cho bé phù hợp nhất, tránh tự ý cho bé dùng thuốc vì da của trẻ mỏng manh và rất yếu.

6. Trẻ bị rôm sảy có nên bôi phấn rôm?

Thoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên thoa ngay sau khi tắm, không thoa khi mồ hôi nhiều.

Vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại khiến cho tình trạng trẻ em bị rôm ngứa trở nên nặng hơn, chưa kể đến có những loại phấn rôm có chứa các thành phần không tốt cho da trẻ, nếu tự ý sử dụng sẽ rất nguy hại.

II – Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà

Rôm sảy có thể tự hết trong vài ngày đến chục ngày tuy nhiên để giúp bé dễ chịu và nhanh khỏi hơn, tránh để trẻ bị rôm sảy lâu ngày. Các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chữa rôm sảy đơn giản dưới đây:

1. Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô

Lá tía tô cũng là một loại lá có công dụng sát khuẩn, phát tán phong hàn, trị bệnh hiệu quả bằng cách cho ra mồ hôi.

Đồng thời lá tía tô còn có khả năng giải nhiệt, làm mát rất tốt nên được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị rôm  sảy ở trẻ mang lại hiệu quả cao, lại an toàn, không gây kích ứng da.

Có nhiều cách sử dụng lá tía tô cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy, trong đó cách phổ biến nhất là đun nước tắm hoặc cho trẻ ăn bằng việc sử dụng lá để nấu canh, nấu cháo cho trẻ hoặc giã nước cho bé uống.

2. Trị rôm sảy bằng lá khế

Dân gian thường dùng lá khế trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh dưới hình thức đun nước tắm hoặc vò nát lá khế chà xát trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy nhằm ngăn ngừa sự phát triển của rôm sảy, làm sạch và mát da giúp bé dễ chịu hơn.

Nếu đang không biết bé bị nổi sảy phải làm sao, bạn hãy thử sử dụng lá khế xem sao nhé!

3. Dầu gội trị rôm sảy cho bé 

Khi bé bị rôm sảy ở đầu, nhiều mẹ tìm đến các loại dầu gội có khả năng trị rôm sảy cho trẻ bên cạnh việc tắm lá. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội phù hợp với trẻ chiết xuất từ thiên nhiên.

Các mẹ cần tìm hiểu kỹ và thử nghiệm trước khi sử dụng cho con.

4. Cách trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng

Trong mướp đắng chứa tinh chất có lợi cho làn da, thường xuyên sử dụng mướp đắng sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng, hết mụn nhọt. Trị rôm sảy bằng mướp đắng cho trẻ chủ yếu bằng hình thức đun nước tắm cho trẻ.

Dùng mướp đắng khi trẻ bị rôm sảy mùa hè 

Tuy nhiên da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm và dễ tổn thương mà trong mướp đắng có axit kháng viêm, có tính sát trùng cao nên trường hợp trẻ có bệnh dị ứng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

5. Cách trị rôm sảy bằng lá chè xanh

Lá chè xanh là một trong các cách trị nổi sảy ở trẻ em được nhiều mẹ sử dụng hiện nay. Lá chè xanh có chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn phát triển vì vậy khi cho trẻ tắm lá chè xanh có thể giảm mụn rôm, ngứa ngáy, giúp da sạch hơn.

6. Bé bị rôm sảy bôi hồ nước

Hồ nước là thuốc có tác dụng làm mát, dịu da, giảm ngứa tức thời. Thông thường hồ nước được sử dụng cho những trường hợp bệnh ngoài da cần làm dịu triệu chứng, giảm ngứa, làm sạch da trước khi dùng các thuốc điều trị chuyên biệt. Điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ có nên sử dụng hồ nước thì cần nghe theo bác sỹ

IV – Cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị nổi sảy trên mặt và các vị trí khác trên cơ thể, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ:

– Tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ hàng ngày.

– Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, tránh tình trạng mồ hôi đọng trên da quá lâu.

– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu có cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

– Trẻ nhỏ nên cho uống đủ nước lọc, tăng cường uống các loại nước hoa quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng.

– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và phòng ngủ cũng là cách phòng ngừa nổi sảy ở trẻ em hiệu quả. 

– Hạn chế đưa trẻ tới những nơi đông người nhất là khi thời tiết nóng bức.

– Không nên ủ trẻ quá kỹ hoặc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ nếu không cần thiết.

Tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ hàng ngày giúp phòng ngừa rôm sảy hiệu quả

Trường hợp nổi sảy ở trẻ nhỏ kéo dài 7-10 ngày trở lên, lan rộng toàn thân hoặc có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, đau, nóng, đỏ, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng nách, cổ, bẹn, sốt, ớn lạnh…bố mẹ a trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách trị nổi sảy cho bé kịp thời và phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.